page.title=Nguyên tắc Thiết kế Android @jd:body
Những nguyên tắc thiết kế này được xây dựng bởi và dành cho Nhóm Trải nghiệm Người dùng Android để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người dùng. Đối với nhà phát triển và nhà thiết kế Android, chúng tiếp tục nhấn mạnh những nguyên tắc chỉ đạo thiết kế chi tiết hơn dành cho các loại thiết bị khác nhau.
Hãy cân nhắc những nguyên tắc này khi áp dụng sự sáng tạo và tư duy thiết kế của mình. Thay đổi có mục đích.
Cảnh vật đẹp, hoạt hình được bố trí cẩn thận hay hiệu ứng âm thanh đúng lúc khiến trải nghiệm càng thêm phần thích thú. Hiệu ứng tinh tế góp phần đem lại cảm giác nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ trong tầm tay.
Để người dùng trực tiếp chạm và thao tác các đối tượng trong ứng dụng của bạn. Làm như vậy vừa giảm nỗ lực nhận thức cần thiết để thực hiện một tác vụ, vừa đem lại sự thỏa mãn về cảm xúc.
Người dùng thích cảm giác tiếp xúc cá nhân bởi nó giúp họ cảm thấy rất tự nhiên và nắm quyền kiểm soát. Cung cấp thiết lập mặc định tuyệt đẹp, dễ cảm nhận, nhưng cũng phải xét đến những tùy chỉnh thú vị, có thể lựa chọn để không cản trở nhiệm vụ chính yếu.
Tìm hiểu sở thích của người dùng qua thời gian. Thay vì bảo họ chọn đi chọn lại cùng một thứ, hãy bố trí để những lựa chọn trước đó dễ dàng trong tầm với.
Sử dụng những cụm từ ngắn với từ ngữ đơn giản. Người dùng thường hay bỏ qua những câu dài dòng.
Hãy nghĩ đến việc dùng hình ảnh để giải thích ý tưởng. Chúng dễ thu hút sự chú ý của người dùng và có thể hiệu quả hơn nhiều so với từ ngữ.
Hãy đưa ra phán đoán tốt nhất và hành động thay vì hỏi trước. Quá nhiều lựa chọn và quyết định khiến người dùng không vui. Phòng trường hợp bạn sai, hãy cho 'hoàn tác'.
Người dùng sẽ bị quá tải khi họ thấy quá nhiều thứ cùng lúc. Hãy chia các tác vụ và thông tin thành những đoạn nhỏ, dễ nắm bắt. Ẩn những tùy chọn không thiết yếu vào thời điểm đó và nhắc người dùng khi đi qua chúng.
Khiến người khác tự tin rằng họ biết mình đang ở đâu. Khiến những địa điểm trong ứng dụng của bạn trông khác biệt và sử dụng chuyển tiếp để thể hiện mối quan hệ giữa các màn hình. Cung cấp phản hồi về các tác vụ đang diễn ra.
Lưu những thứ người dùng mất thời gian để tạo và cho phép họ truy cập chúng từ mọi nơi. Nhớ các cài đặt, thao tác chạm cá nhân và nội dung khởi tạo giữa các điện thoại, máy tính bảng và máy tính. Điều đó sẽ khiến việc nâng cấp trở nên dễ dàng nhất trên đời.
Giúp người dùng phân biệt sự khác nhau về chức năng bằng cách khiến bề ngoài trông khác biệt thay vì chỉ khác một chút. Tránh những chế độ trông giống nhau nhưng lại phản hồi khác nhau với cùng nội dung đầu vào.
Như một trợ lý cá nhân đúng nghĩa, hãy tránh làm người dùng mất thời gian vào thứ không quan trọng. Người dùng thường muốn tập trung và trừ trường hợp rất quan trọng và nhạy cảm về thời gian, nếu không việc gián đoạn có thể khiến họ khó chịu.
Người dùng thấy thích thú khi họ tự khám phá mọi thứ. Thiết kế ứng dụng của bạn dễ học hỏi hơn nhờ tận dụng các kiểu mẫu trực quan và trí nhớ có điều kiện từ các ứng dụng Android khác. Ví dụ, cử chỉ trượt nhanh có thể là một lối tắt điều hướng hay.
Nhẹ nhàng trong cách nhắc người dùng sửa lỗi. Họ luôn muốn cảm thấy thông minh khi dùng ứng dụng của bạn. Nếu có gì đó không đúng, hãy đưa ra chỉ dẫn khắc phục rõ ràng nhưng bỏ qua những chi tiết kỹ thuật. Nếu bạn có thể khắc phục mà không làm phiền họ thì càng tuyệt.
Chia các nhiệm vụ phức tạp thành nhiều bước nhỏ hơn và dễ hoàn thành. Phản hồi hành động, kể cả khi đó chỉ là một vầng sáng nhỏ.
Khiến người mới cảm thấy mình như chuyên gia bằng cách cho phép họ làm những việc mà họ chưa từng nghĩ mình có thể làm được. Ví dụ, các lối tắt kết hợp nhiều hiệu ứng ảnh chụp có thể khiến một bức ảnh nghiệp dư trở nên đáng kinh ngạc chỉ sau vài bước.
Không phải hành động nào cũng như nhau. Quyết định xem điều gì là quan trọng nhất trong ứng dụng của bạn và khiến nó dễ tìm thấy và nhanh chóng được sử dụng, ví dụ như nút chụp trong camera hoặc nút tạm dừng trong một trình phát nhạc.